Các mô hình năng lượng mặt trời hiện nay
Nguồn điện từ năng lượng mặt là hướng đi mới được lựa chọn cho giải pháp tìm nguồn năng lượng “xanh” và bền vững. Trên thế giới hiện nay bao gồm các mô hình năng lượng nào? Bài viết dưới đây hy vọng giúp bạn có thêm những thông tin về năng lượng mặt trời đã và đang được triển khai ở các quy mô gia đình trên toàn thế giới.
Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, những mô hình điện năng lượng mặt trời đang dần tiếp cận phần đa người dân sử dụng hơn. Việc chi phí ở mức vừa giúp họ có thể lựa chọn sử dụng nguồn năng lượng xanh này cạnh nguồn năng lượng truyền thống.
Tùy theo vào điều kiện, hoàn cảnh hay mục đích sử dụng mà lựa chọn những mô hình năng lượng mặt trời cho phù hợp. Hãy cùng theo dõi những ưu nhược điểm của từng mô hình để từ đó có thể hình dung và lựa chọn sao cho hợp lý nhất.
Mô hình hệ thống năng lượng mặt trời độc lập ( Offgrid solar system)
Một mô hình phù hợp cho những khu vực chưa được lắp đặt hệ thống điện lưới quốc gia, gặp những khó khăn về lưới điện.
Thế nhưng chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống năng lượng mặt trời độc lập khá cao ( ắc quy). Không chỉ thế chi phí bảo dưỡng trong quá trình sử dụng cũng không hề rẻ ( bảo dưỡng cho ắc quy), hệ thống ắc quy có tuổi thọ không cao chỉ trong khoảng từ 2 đến 5 năm ( tùy từng loại ắc quy).
Hệ thống với hiệu suất chuyển đổi thấp, nguyên nhân chủ yếu bởi hệ thống ắc quy hya giữa chu trình phóng, chu trình nạp điện sẽ có sự tổn hao rất lớn.
Từ những yếu tố nhược điểm trên có thể thấy được đây chưa phải là mô hình với giải pháp bền vững.
Mô hình hệ thống điện mặt trời nối lưới ( On gird solar system)
Ngoài hệ thống năng lượng mặt trời độc lập, hệ thống điện mặt trời nối lưới (On gird solar system) cũng là một trong những mô hình được lựa chọn bởi những nguyên do:
+Mức chi phí đầu tư ban đầu cho mô hình này thấp vì không cần bỏ chi phí để đầu tư cho hệ thống ắc quy.
+Phí bảo dưỡng trong quá trình sử dụng cụng khá thấp và hiệu quả chuyển đổi năng lượng cao hơn so với mô hình trên.
+Hệ thống điện mặt trời nối lưới chỉ có thể hoạt động khi điện lưới hoạt động. Nếu bị mất điện lưới, hệ thống cũng sẽ ngưng hoạt động để đảm bảo an toàn cho lưới điện.
+Hệ thống bền vững và lâu dài vì máy được vận hình song song với lưới điện. Mọi đột biến của tải hoặc điện áp trên đường dây, nguồn điện đều không tác động trực tiếp đến máy.
+Tuổi thọ mọi linh kiện của hệ thống lâu dài có thể lên đến 25 năm.
Hiện tại ở những nước như Úc, Đan Mạch hay Thái Lan…các hộ gia đình được khuyến khích sử dụng và triển khai hệ thống này. Vì ở những nước sở tại này đã có nhiều chính sách ưu đãi như nhà nước đôi khi sẽ thanh toán tiền phát điện cho hộ gia đình hay tiền điện được thanh toán cuối tháng sẽ được trừ khấu hao vào bưu thanh toán.
Việt Nam cũng đã có những chính sách khuyến khích sự phát triển của hệ thống điện mặt trời nối lưới này.
Mô hình hệ thống năng lượng mặt trời nối lưới có dự trữ
Là hệ thống được kết hợp giữa hai hệ thống ở trên. Hệ thống có thể khắc phục được nhược điểm mất điện khi không có điện lưới quốc gia.
Hệ thống giúp giảm được chi phí tiền điện hàng tháng, là nguồn năng lượng sạch và bền vững.
Chi phí đầu tư cho hệ thống cũng thấp, mang lại hiệu quả kinh tế và không tốn chi phí. Vì hệ thống không sử dụng ắc quy nên chi phí đầu tư, bảo dưỡng thấp và có thể dễ dàng nâng cấp, mở rộng hệ thống.
Để hiểu rõ hơn về từng hệ thống, bạn có thể liên hệ đến Hotline: 0938 868 525 của GPsolar để được chuyên gia tư vấn một cách chi tiết và cặn kẽ nhất
Nguyễn Văn Dũng (Dung DX) là co founder của GPsolar. Là kỹ sư, kỹ thuật viên, chuyên viên hỗ trợ và lắp đặt các hệ thống điện mặt trời của công ty GPsolar. Dũng đã tham gia vào lĩnh vực năng lượng sạch hơn 8 năm, đã lắp trên 100 dự án hệ thống năng lượng mặt trời lớn nhỏ.