GP solar✅✅Tin tức về năng lượng mặt trờiKhởi công Nhà máy điện mặt trời và điện gió Fujiwara Bình Định
Khởi công Nhà máy điện mặt trời và điện gió Fujiwara Bình Định
Ngày 3/4, tại Khu kinh tế Nhơn Hội, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Công ty CP Fujiwara Bình Định đã tổ chức Lễ khởi công Nhà máy điện mặt trời và điện gió Fujiwara Bình Định.
Dự án Nhà máy điện mặt trời và điện gió Fujiwara Bình Định có tổng quy mô công suất 100 MW, gồm hai giai đoạn: giai đoạn 1 – đầu tư nhà máy điện mặt trời với công suất 50 MW; giai đoạn 2 – đầu tư nhà máy điện gió với công suất 50 MW.
Dự án có tổng vốn đầu tư 63 triệu USD, được xây dựng tại khu vực Quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo của Khu kinh tế Nhơn Hội, trên diện tích 60 ha. Đây là dự án thứ ba thuộc lĩnh vực năng lượng tái tạo và là dự án đầu tiên sản xuất điện bằng năng lượng mặt trời quy mô lớn của tỉnh Bình Định.
Tiến độ thực hiện dự án được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1, từ tháng 5/2017 đến tháng 2-2019, hoàn thành và đi vào hoạt động Nhà máy phát điện từ năng lượng mặt trời (công suất 50 MW); giai đoạn 2, từ tháng 2/2019 đến tháng 2/2020, hoàn thành và đi vào hoạt động Nhà máy phát điện từ năng lượng gió (công suất 50 MW).
Khi đi vào hoạt động, Nhà máy sẽ thúc đẩy chương trình phát triển nguồn năng lượng sạch của Việt Nam, góp phần tăng nguồn điện cho lưới điện quốc gia, trực tiếp phục vụ Khu kinh tế Nhơn Hội và tạo nên một hình ảnh mới đặc trưng cho tỉnh Bình Định để góp phần phát triển lĩnh vực du lịch của tỉnh. Đồng thời, dự án sẽ tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động và đóng góp đáng kể vào ngân sách địa phương.
Nhà máy điện năng lượng mặt trời Fujiwara (Nhật Bản) đã được cắt băng khánh thành tại khu kinh tế Nhơn Hội vào chiều ngày 19/08/2019. Sự kiện có sự góp mặt của Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình.
Với diện tích xây dựng gần 60ha, nhà máy điện năng lượng mặt trời Fujiwara có tổng công suất đạt 50MWp. Đây là nhà máy điện mặt trời đầu tiên được xây dựng tại Bình Định và chỉ sau gần 1 năm triển khai thi công nhà máy đã chính thức đi vào hoạt động, mang lại nhiều giá trị cho người dân và cả nước.
Theo báo cáo của chủ đầu tư, Fujiwara trực thuộc dự án nhà máy năng lượng tái tạo tại Bình Định. Fujiwara cũng là giai đoạn 1 của dự án. Dự kiến, trong thời gian sắp tới giai đoạn 2 của dự án sẽ là nhà máy điện gió với cùng công suất như Fujiwara (50MW) cùng nằm trong khu kinh tế Nhơn Hội. Theo đó, tổng mức đầu tư cho toàn bộ dự án lên đến gần 64 triệu USD. Đây là con số không nhỏ mà Nhật Bản đã đầu tư tại Bình Định.
Tại buổi lễ khánh thành, Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình phát biểu tại buổi lễ cho rằng dự án nhà máy năng lượng tái tạo Fujiwara đã góp phần tăng nguồn kinh tế – xã hội không chỉ cho khu kinh tế Nhơn Hội mà còn cho cả tỉnh Bình Định. Điều này góp phần giúp xây dựng hình ảnh du lịch tỉnh trở nên xanh, sạch đẹp và bền vững hơn.
Thực tế, trong những năm vừa qua tỉnh Bình Định đã không ngừng trong việc xây dựng và phát triển. Theo đó, việc xuất hiện những nhà máy điện năng lượng mặt trời sẽ càng thu hút khách du lịch đến nhiều hơn nữa. Qua đó, Phó thủ tướng cũng tin tưởng rằng việc đưa vào hoạt động nhà máy điện năng lượng mặt trời Fujiwara sẽ góp phần thúc đẩy các nhà đầu tư khác cùng lĩnh vực tích cực tham gia khai thác để giúp phần giúp khu kinh tế Nhơn Hội phát triển mạnh mẽ.
Ở nước ta, việc xây dựng nhà máy điện năng lượng mặt trời đã được triển khai từ lâu. Nhà nước không ngừng khuyến khích người dân lắp đặt và sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên dồi dào này. Tuy nhiên, do sự hạn chế về kinh tế, kỹ thuật nên điều này vẫn đang trong giai đoạn thử thách nhưng hứa hẹn sẽ càng phát triển trong thời gian sắp tới.
Qua đó, Phó thủ tướng cũng yêu cầu UBND tỉnh Bình Định, Tập đoàn Điện lực Việt Nam không ngừng tạo điều kiện thuận lợi, giải quyết giấy tờ cấp phép, nhanh chóng đưa những dự án đầu tư sạch này đến với người dân. Hơn nữa, việc ưu tiên nguồn lao động địa phương cũng được Phó thủ tướng đề cập đến trong sự kiện khánh thành lần này.

Nhà máy điện năng lượng mặt trời đang được xây dựng ngày càng nhiều

Nguồn năng lượng pin mặt trời đang ngày càng phổ biến

Chống Sét Cho Hệ Thống Điện Năng Lượng Mặt Trời
Theo dõi
Login
0 Comments