Những lưu ý khi lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời
Những lưu ý khi lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời
Quy trình lắp đặt đúng chuẩn, được tư vấn từ những chuyên viên có chuyên môn, giá cả hay cách vận hành ….Đó là những lưu ý bạn cần nên tham khảo khi lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời cho hộ gia đình của mình.
Sử dụng nguồn năng lượng “xanh”, sạch và có giá trị bền vững đang là xu hướng đã và đang được theo đuổi trên thế giới. Nguồn năng lượng “xanh” từ nguồn điện năng lượng mặt trời là một trong những nguồn cung cấp năng lượng xanh tuyệt vời và vô hạn.
Ngày nay, tại Việt Nam, hệ thống điện năng lượng mặt trời khá được ưa chuộng và khá nhiều gia đình lựa chọn sử dụng và thực hiện lắp đặt cho gia đình ngoài nguồn điện truyền thống từ điện lưới. Trong bài viết này chúng tôi
Điện năng lượng mặt trời đã và đang dần phổ biến
Nhờ sự tư vấn kỹ thuật từ nhà cung cấp dịch vụ
Hãy tìm đến nhà cung cấp dịch vụ điện năng lượng mặt trời mà gia đình bạn sẽ sử dụng để nhờ họ tư vấn đến kỹ thuật, cách lắp đặt cũng như những thông số hay hướng dẫn cách vận hành thiết bị sau khi hoàn tất việc lắp đặt.
Hiểu rõ vấn đề giúp việc lắp đặt hệ thống dịch vụ được đặt chuẩn hơn, không làm mất đi thẩm mỹ của ngôi nhà hay giảm đi hiệu suất hấp thu năng lượng điện mặt trời hay đường dây lắp đặt thiếu sự an toàn dẫn đến tình trạng rò rĩ.
Chất lượng và giá cả dịch vụ đi đôi với nhau
Chi phí luôn đi liền với hiệu quả về kinh tế cũng như sự tiện ích khi sử dụng hay độ an toàn của sản phẩm. Hãy tham khảo nhiều nhiều mức giá khác nhau và sự chất lượng cũng như nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia để lựa chọn loại hình nào phù hợp nhất và sẽ mang lại lợi ích gì trong quá trình sử dụng.
Chế độ chăm sóc hậu mãi
Sự bảo hành sau khi lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời từ nhà cung cấp là “tấm giấy bảo hành” sự đảm bảo về chất lượng dịch vụ. Việc bảo trì, bảo dưỡng linh kiện hay các thiết bị trong hệ thống là điều cần nên làm để giúp hệ thống được sử dụng lâu dài hơn, và giúp người sử dụng không bị mất phí trong thời gian bảo hành.
Đây cũng là cách để nhà cung cấp dịch vụ tiếp cận đến khách hàng, xây dựng nên sự uy tín và tin tưởng về phía khách hàng với những dịch vụ mà mình đã cung cấp.
Thời gian bảo hành cho mỗi sản phẩm trong hệ thống lắp đặt năng lượng mặt trời có ít nhất đến 3 năm, một số thiết bị có thể lên đến 10 năm. Do đó hãy hỏi cặn kẽ về các dịch vụ hậu mãi với bên cung cấp lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời.
Một số lưu ý về hệ khung chuẩn khi lắp đặt điện mặt trời
Lắp đặt điện mặt trời cần chú ý những điều gì để đảm bảo được độ an toàn và sự bền bỉ cho hệ thống? Hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Khi lắp đặt điện mặt trời hệ khung đỡ hệ thông phải luôn đảm bảo đủ tiêu chuẩn. Vậy đó là những tiêu chuẩn gì?
Hệ khung phải vững chắc về kết cấu
Như bạn đã biết, hệ thống tấm pin mặt trời luôn được đặt ở ngoài trời và nơi đặt phải tiếp nhận nhiều lượng ánh nắng nhiều nhất, tất nhiên giải pháp chắn gió là điều không thể thực hiện. Những tấm pin năng lượng mặt trời luôn có hình dạng là tấm phẳng, diện tích tối đa lên đến 2m2, khi thực hiện ghép trong cùng một mặt phẳng, diện tích sẽ được tăng lên, sức gió cũng tác động đến lớn hơn nhiều.
Do đó, sự vững chắc trong kết cấu luôn là tiêu chí đầu tiên cần được chú ý. Khi thiết kế hệ khung sẽ cần phải đủ được khả năng có thể chịu được sức gió cấp 10 và giật đến cấp 12( đề phòng trong những mùa mưa bão) để đảm bảo độ an toàn tốt nhất.
Hệ khung phải chất lượng và bền bỉ theo thời gian
Các tấm pin năng lượng mặt trời luôn có tuổi thọ trung bình lên đến >25 năm. Bởi chúng luôn được sản xuất với các tiêu chuẩn đảm bảo với môi trường ngoài trời, cách ly điện với môi trường ngoài. Vì thế nếu khung nhôm hoặc khung thép đỡ chỉ có tuổi thọ trung bình 5 năm, thì bạn cần phải thay hệ khung từ 4 -5 lần để khớp được với số năm của hệ tấm pin năng lương mặt trời. Và tất nhiên điều này sẽ kèm theo với chi phí bỏ trì cho hệ thống điện năng lượng mặt trời tăng lên. Do đó khung đỡ cho hệ thống điện năng lượng mặt trời phải cần có tuổi thọ cao.
Hệ khung thiết kế đơn giản và dễ dàng lắp ráp
Lắp đăt những tấm pin với những vị trí như trên mặt đất, trên mái nhà…lắp đặt với những vị trí không thuận lợi là điều dễ gặp. Bởi thế khi thiết kế hệ khung đỡ hệ thống các tấm pin phải thật đơn giản để có thể dễ dàng lắp đặt hơn, giảm được chi phí thuê nhân công hay bảo trì hệ thống khung cho điện năng lượng mặt trời dễ dàng. Ngoài ra, thiết kế hệ khung đơn giản giúp giảm được chi phí về nguyên liệu và chi phí cho việc vận chuyển.
Hệ thống khung đỡ với khối lượng vừa phải
Trong quá trình thi công lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời trên mái, trọng tải cho phép đã được tính toán một cách tỉ mỉ. Vì khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời quá nặng sẽ tác động đến mái nhà và không tạo được độ an toàn. Bởi theo thời gian sức đỡ của mái nhà có thể yếu đi và không đủ lực để hệ thống khi quá nặng. Nên khi thiết kế lắp đặt điện mặt trời chúng ya cần giảm thiểu đến tối đa khối lượng hệ khung, tính toán dựa trên sức chịu đựng của mái nhà riêng biệt.
Lắp đặt khung đỡ cho hệ thống điện mặt trời không đơn giản chỉ cần một tấm khung thôi là đủ, mà để tạo độ an toàn hay giảm thiểu được chi phí bảo trì bạn cần chú ý những chi tiết mà chúng tôi đã đề cập trong bài viết. Nếu bạn cần tìm một đơn vị để thiết kế hệ thống khung đỡ cho hệ thống điện mặt trời cho gia đình, doanh nghiệp hay nhà xưởng, nhà máy…GPSolar chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực năng lượng mặt trời với những chuyên gia đầu ngành sẽ tư vấn giúp bạn và lựa chọn những giải pháp thiết kế hợp lý nhất. Để liên hệ chỉ cần nhấn gọi đến Hotline 0931 480 336, dịch vụ luôn sẵn sàng phục vụ quý khách!
Nguyễn Văn Dũng (Dung DX) là co founder của GPsolar. Là kỹ sư, kỹ thuật viên, chuyên viên hỗ trợ và lắp đặt các hệ thống điện mặt trời của công ty GPsolar. Dũng đã tham gia vào lĩnh vực năng lượng sạch hơn 8 năm, đã lắp trên 100 dự án hệ thống năng lượng mặt trời lớn nhỏ.