icon17B4 Hà Huy Giáp, Thạnh Lộc, Quận 12, TP.HCM

TP. HCM có thế mạnh phát triển điện mặt trời trên mái nhà

Người viết
Tham vấn kỹ thuật
Số lượt xem
3410
Nội dung cập nhật
08 Tháng mười một, 2022
Thời gian đọc bài
Chỉ 11 phút để đọc bài viết

Theo đánh giá của Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, cường độ bức xạ mặt trời trung bình của thành phố là khá cao, nên có tiềm năng phát triển và lắp năng lượng mặt trời tương đối lớn. Tuy nhiên do quỹ đất hạn chế, việc phát triển điện mặt trời tại đây không khả thi đối với các nhà máy điện mặt trời công suất lớn, chiếm nhiều diện tích đất mà chủ yếu xem xét tập trung theo hướng phát triển ứng dụng hệ thống pin mặt trời cho các toà nhà (hộ gia đình, các tòa chung cư, các trung tâm hành chính của thành phố).

tren mai | GPsolar
Tấm pin năng lượng mặt trời trên mái được lắp bởi GPsolar

Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cho biết: đến cuối năm 2016, công suất lắp đặt pin mặt trời trên địa bàn TP. HCM ước tính đạt 1.535 kWp, phân bổ ở các đối tượng: tòa nhà công sở 205 kWp (chiếm 13%); hộ gia đình 231 kWp (chiếm 16%); doanh nghiệp 1.099 kWp (71%).

Trong năm 2017, Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh (EVN HCMC) đã và đang triển khai lắp đặt hệ thống điện mặt trời nối lưới tại trụ sở Cơ quan Tổng công ty, trụ sở 15 Công ty Điện lực, Trạm Bến Thành và Phòng TTTT AT-TKNL, với tổng công suất lắp đặt dự kiến là 1MWp.

Trong thời gian tới, EVN HCMC tiếp tục triển khai lắp đặt hệ thống điện mặt trời nối lưới trong nội bộ tất cả các đơn vị trực thuộc Tổng công ty và tại các trạm trung gian do Tổng công ty quản lý, ước tính tổng công suất có thể đạt là 3 MWp.

slider 2 e1502885665552 | GPsolar

Bên cạnh đó, Dự án Nhà máy điện LFG Đa Phước của Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam, tháng 7/2017 đã tiến hành lắp đặt 2 tổ máy đầu tiên (tổng công suất 2,06MW); tháng 8/2017 sẽ hoàn thành và tiến hành chạy thử nghiệm; đồng thời nhập máy móc, thiết bị và thực hiện các thủ tục đấu nối với EVN, dự kiến hoàn thành vào tháng 10/2017.

Ngoài ra, còn có các dự án đang thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư như: Dự án Nhà máy khí hóa chất thải bằng công nghệ Plasma của Công ty Trisun Green Energy, Sở Công Thương TP. HCM đã chủ trì tổ chức họp với các đơn vị có liên quan như EVN HCMC, Nhà đầu tư Trisun Green Energy Corporation để hướng dẫn Nhà đầu tư về hồ sơ, thủ tục và tổ chức đàm phán giá mua bán điện của dự án Xây dựng nhà máy khí hóa chất thải bằng công nghệ plasma. Hiện nay, dự án đã được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận chủ trương và giao Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quyết định chủ trương đầu tư dự án theo quy định.

Theo Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, việc phát triển điện năng lượng mặt trời trên mái nhà phụ thuộc vào tình hình kinh tế – tài chính của chủ đầu tư các tòa nhà cũng như giá thành hệ thống pin năng lượng mặt trời và các cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước. Chi phí đầu tư cao, thời gian thu hồi vốn tương đối dài, chính sách hỗ trợ phát triển điện năng lượng mặt trời còn hạn chế là các rào cản đối với việc phát triển điện năng lượng mặt trời tại thành phố.

THEO TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Đánh giá bài viết
Bạn muốn học thêm về nội dung này?
Lắp điện mặt trời 0 đồng
line

    Dự toán chi phí lắp đặt hệ thống

    Nhận kết quả hệ thống Điện Mặt Trời phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình bạn.

     
    16m2
     
    vnd
     
    %

    Nhận báo giá

    Nhận kết quả số tiền sinh lời & hệ thống Điện Mặt Trời phù hợp cho nhu cầu của bạn.

    icon