Danh mục
GP solar✅✅Khái niệm điện mặt trờiTự lắp điện mặt trời 5kwp giá rẻ có lưu trữ 6kw điện

Tự lắp điện mặt trời 5kwp giá rẻ có lưu trữ 6kw điện

Tự lắp điện mặt trời 5kwp giá rẻ có lưu trữ 6kw điện dùng buổi tối

Hướng dẫn chuẩn bị tự lắp đặt điện mặt trời 5kwp giá rẻ có lưu trữ 6kw điện dùng vào buổi tối, chạy độc lập ở những nơi chưa có điện lưới nhà nước. Mọi người tư thuê người về lắp và đi mua vật tư thiết bị, 1 inverter hybrid và bình lưu trữ 6kwh,sử dụng 10 tấm pin năng lượng mặt trời 540wp là 94.000.000 đ. Tuy nhiên không được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng có thể sẽ dẫn tới hỏng hóc trong quá trình lắp đặt, lắp sai khiến hệ thống không vận hành được hoặc xảy ra sự cố không đủ điều kiện bảo hành từ nhà sản xuất, thậm chí không đảm bảo an toàn trong quá trình lắp đặt và sử dụng. Từ đó gây lãng phí tiền bạc và thời gian. Trong trường hợp này ta nên lựa chọn đơn vị thi công lắp đặt chuyên nghiệp.

Năm 2023 Nhà Nước chưa có chính sách mua lại lượng điện dư từ hệ thống điện năng lượng mặt trời, nên hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới 5kwp giá rẻ có lưu trữ (độc lập) là phổ biến nhất. Mọi người lắp 1 inverter hyrbrid – biến tần độc lập với 6 hoặc 10 tấm pin 540wp là tương đương với 3kwp hoặc 5kwp điện mặt trời. Dùng 1 bình lưu trữ điện 6kw lithium bản cao cấp bảo hành 05 năm tuổi thọ thiết kế lên đến 10 năm.

dien nang luong mat troi hoa luoi co luu tru | GPsolar

+ Combo 1 inverter hybrid 6kw+ 1 bình lithium lưu trữ 6kw điện giá: 53.000.000 đ (inverter bảo hành đến 7 năm)

+ Combo 3kwp 1 inverter hybrid 6kw+ 1 bình lithium lưu trữ 6kw điện + 6 tấm pin năng lượng mặt trời 540wp giá: 79.000.000 đ

+ Combo 5.4kwp 1 inverter hybrid 6kw+ 1 bình lithium lưu trữ 6kw điện + 6 tấm pin năng lượng mặt trời 540wp giá: 94.000.000 đ

Tất cả đều được GP solar bảo hành 05 trở lên và giá bán tại kho của công ty chúng tôi: 094 454 0202 phụ kiện khác và người lắp đặt hoàn thiện mọi người có thể thuê tại địa phương để lắp hoặc chúng tôi sẽ giới thiệu.

lap dat dien nang luong mat troi luu tru 6kwh gia re | GPsolar

Inverter hybrid – biến tần độc lập là bộ phận quan trọng nhất ở hệ thống điện năng lượng mặt trời có lưu trữ điện. Nó hoạt động liên tục hơn cả các loại inverter khác và có nhiều chức năng, nên khi mua thiết bị tuyệt đối không được tiết kiệm, phải chọn inverter hybrid 5kw bản cao cấp bảo hành từ 05-07 năm vì đây là thiết bị rất dễ hư ở hệ thống điện năng lượng mặt trời. Ưu tiên dành tiền cho inveter sau đó là đến bình lưu trữ điện.

Bình lưu trữ điện lithium là loại nên chọn và ưu tiên sử dụng, vì bình viễn thông hay acquy thông thường chỉ bảo hành 12-24 tháng, sau đó là bị suy giảm khả năng lưu trữ điện, hoặc có thể là hư ngay sau đó. Vì vậy phương án chọn các bình lưu trữ điện thông thường là cực kỳ không hiệu quả khi đầu tư.

Inverter bien tan luu tru doc lap kobel cao cap | GPsolar

Với combo tự lắp điện mặt trời 5kw có lưu 6kw điện này thì gia đình sử dụng từ 2 triệu tiền điện là nên đầu tư.

Tự lắp đặt hệ thống điện mặt trời như thế nào?

Trong phần dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách lắp điện năng lượng mặt trời, tự lắp pin năng lượng mặt trời, tự lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời

  • Hướng dẫn tính công suất lắp đặt điện mặt trời phù hợp diện tích mái gia đình
  1. Kích thước tấm pin: Tấm pin năng lượng mặt trời có diện tích: Dài: 2 mét, Rộng: 1 mét hoặc kích thước lớn hơn 2.2×1,1m…
  2. Khối lượng tấm pin: Thông thường khối lượng mỗi tấm pin sẽ rơi vào khoảng 20 – 24kg tùy theo nhà sản xuất và loại tấm pin năng lượng mặt trời. Khi lắp đặt thì các tấm pin sẽ được gắn thành tấm rộng lớn trải đều trên mặt phẳng mái. Do đó trọng lượng sẽ được chia đều và không gây áp lực lên mái nhà.

Do đó mỗi tấm pin sẽ chiếm khoảng 2 mét diện tích lắp đặt. Cho nên ta chỉ cần tính sản lượng điện mong muốn thu được từ hệ thống, chia cho công suất mỗi tấm pin ra được số tấm pin. Lấy số tấm pin nhân với diện tích mỗi tấm và để dư ra thêm diện tích khoảng cách giữa các tấm. Như vậy ta đã tính được diện tích cần thiết để lắp đặt hệ thống tấm pin mặt trời cần thiết.

a) Tính công suất lắp đặt điện mặt trời điện mặt trời

Bước 1. Xác định số điện tiêu thụ của gia đình hoặc chủ đầu tư xác định số lợi nhuận muốn thu được.

Ta có công thức = số điện tiêu thụ = số tiền điện hàng tháng (chia) giá tiền mỗi số điện.

Ví dụ ta có hóa đơn tiền điện hàng tháng là 3 triệu đồng và đơn giá mỗi số là 3.000đ/số. Thì công suất điện tiêu thụ hàng tháng là 3.000.000/3.000=1.000 số điện = 1000kWp.

Bước 2. Tính tổng số tấm pin và diện tích có thể lắp đặt.

Như ta đã biết khi tấm pin có công suất càng lớn thì số tấm cần lắp càng nhỏ và diện tích cần thiết càng bé. Và ngược lại khi tấm pin có công suất càng nhỏ thì cần gia tăng số tấm pin cũng như diện tích cần thiết cũng tăng theo.

Ta có công thức: Tổng số tấm pin = Diện tích mái nhà (chia) diện tích tấm pin.

Ví dụ diện tích mái nhà còn trống là 100 mét vuông và mỗi tấm pin có diện tích 2 mét. Thì ta cần khoảng 50 tấm pin.

Bước 3. Tìm công suất lắp đặt của hệ thống tối đa ta có thể lắp trên mái nhà.

Ta có công thức: Tổng công suất lắp đặt = Tổng số tấm pin cần (nhân) 0,41 (công suất của một tấm pin).

Tổng công suất ta có thể lắp tối đa là 20.5 kWp.

Bước 4. Tính số điện sản xuất được mỗi ngày

Ta có công thức: Số điện mỗi ngày sản xuất được = Tổng công suất (nhân) số giờ nắng.

Ví dụ một ngày có 5 giờ nắng thì số điện mỗi ngày thu được là 102.5 số điện.

Bước 5. Tính số điện sản xuất được trong 1 tháng.

Ta có công thức: Số điện sản xuất trong 1 tháng = số điện sản xuất 1 ngày (nhân) số ngày trong tháng.

Như ví dụ này ta sẽ có 102.5 x 30 = 3.075 số điện một tháng.

Chú ý: ta có thể lựa chọn loại pin có công suất lớn để giảm diện tích lắp đặt. Và cần để dư thêm diện tích khoảng cách giữa mỗi tấm pin lẫn các thiết bị khác trong hệ thống cần đến.

Bước 6. So sánh số điện sản xuất được và số điện mình cần sử dụng.

Nếu nhận thấy sản lượng điện quá nhiều so với nhu cầu sử dụng thì ta có thể hoặc bán lại cho EVN hoặc giảm số lượng tấm pin đi. 

=>Sau đó đến khâu quan trọng hơn là vẽ sơ đồ lắp điện năng lượng mặt trời. Từ sơ đồ này chúng ta có thể dễ dàng tự lắp hệ thống điện mặt trời.

b) Kỹ năng đấu dây và đi dây điện

Trong kỹ năng đấu dây, ta cần nắm rõ được cách đấu nối tiếp và đấu song song để phù hợp với các tấm pin năng lượng mặt trời mà ta mua.

Khi đi dây cần đi dây từ tấm pin mặt trời, sang đến bộ ngắt DC, sang đến điều khiển sạc. Từ điều khiển sạc chia hai đường, một đường sang thiết bị tải DC và một đường sang bình ắc quy.

Từ bình ắc quy đi dây sang đồng hồ đo, tới bộ ngắt DC, tới biến tần inverter. Sau đó nối tiếp Bộ ngắt AC rồi nối vào thiết bị tải AC. Có thể nói kỹ năng đấu dây và đi dây điện là một trong các kỹ năng quan trọng nhất trong Tự lắp điện mặt trời.

C) Chọn dây cáp điện mặt trời

Chất lượng dây cáp nối điện mặt trời ảnh hưởng trực tiếp đến độ tiêu hao điện được tạo ra từ pin mặt trời. dây cáp điện dùng cho lắp đặt điện năng lượng mặt trời là dây điện DC 4.0 chuyên dụng

Chú ý: Dây cáp phải có cấp điện áp phù hợp với điện áp tối đa của hệ thống pin mặt trời.

day dien DC 4.0 lap dien mat troi | GPsolar

Quy trình lắp đặt điện mặt trời có lưu trữ

Các thiết bị cần có khi lắp đặt một hệ thống điện năng lượng mặt trời

Chuẩn bị 5 bộ phận chính được liệt kê trong bản thiết kế: hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời, biến tần inverter, bộ giám sát điều khiển, tủ điều khiển, đồng hồ 2 chiều từ điện lực.

Chú ý: Nên lựa chọn đơn vị cung ứng thiết bị điện mặt trời chính hãng, uy tín đầy đủ giấy tờ và bảo hành. Để sở hữu một hệ thống điện mặt trời ưng ý nhất, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp Việt Nam Solar để được tư vấn, hướng dẫn chu đáo và đầy đủ nhất.

Chuẩn bị bộ khung giàn đỡ hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời.

Chuẩn bị phụ kiện lắp đặt pin năng lượng mặt trời

Chuẩn bị dụng cụ lắp đặt chuyên biệt và dụng cụ phổ thông cần thiết.

Vận chuyển đảm bảo đến chân công trình cần lắp đặt. Kiểm kê các thiết bị được cung ứng đều phải ở trạng thái nguyên bản, không vỡ, không đứt, gãy và đầy đủ.

Chú ý: Quá trình thi công điện mặt trời đòi hỏi kiến thức chuyên môn cùng kỹ năng nghiệp vụ nhất định. Khách hàng thay vì tự lắp đặt sẽ gặp phải những phiền toái thì tốt nhất nên lựa chọn đơn vị thi công điện mặt trời uy tín và chất lượng. Nhờ vậy giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức mà vẫn sở hữu được một hệ thống điện mặt trời chất lượng cao, hoạt động ổn định.

Căn hướng và góc theo bản thiết kế

Trước khi lắp đặt, người thi công sẽ xác nhận địa hình, vị trí, hướng và góc nghiêng theo bản thiết kế với địa hình thực tế một lần nữa. Sau khi xác định vị trí lắp đặt từng bộ phận sẽ bắt tay vào thi công.

Lắp đặt hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời

Trong bước này cần đối chiếu bản thiết kế cũng như hiện trạng khu vực lắp đặt, sau khi công tác chuẩn bị xong xuôi thì có thể bắt tay vào thi công.

Bước 1. Lắp đặt hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời

Chú ý khi lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời: Chú ý khoảng cách tối thiểu giữa tấm pin và mái là 10 cm. Khoảng cách tối thiểu giữa các tấm module là 1 cm.

Bước 2. Cố định tấm pin với khung bằng các linh kiện phụ kiện lắp đặt pin mặt trời chuyên biệt.

Bước 3. Lắp ráp thành khối vững chắc, đảm bảo chịu được nắng, gió, bão và ngoại lực tác động.

Bước 4. Lắp đặt hệ thống giám sát, hệ thống biến tần inverter, tủ điều khiển và công tơ 2 chiều.

Đấu đường dây

Đây là giai đoạn cuối cùng trong lắp đặt điện mặt trời, kết nối các tấm pin với nhau bằng hệ thống đường dây điện.

Bước 1. Đấu các mối dây

Bước 2. Liên kết đường dây với hệ thống chuyển đổi điện năng hoặc hệ thống lưu trữ nếu có.

Bước 3. Kiểm tra điện áp từng tấm pin mặt trời trước khi đấu song song.

gp solar long hau long an | GPsolar

Những điều chú ý khi lắp điện năng lượng mặt trời có lưu trữ

Chú ý 01: Khi lắp đặt các tấm pin mặt trời, ta nên cân nhắc xem xét nên để chừa ra một khoảng không gian đáng kể để có thể bổ sung thêm nhiều tấm pin năng lượng mặt trời trong tương lai.

Chú ý 02: Chỉ cần một tấm pin mặt trời bị bóng râm che bóng có thể khiến cả hệ thống điện mặt trời giảm hiệu suất, thậm chí ngừng hoạt động trong những tình huống đặc biệt. Đồng thời cần đảm bảo rằng nếu thời tiết thay đổi, mùa thay đổi thì cũng không xuất hiện bóng râm trong tương lai.

Chú ý 03: Các tấm pin mặt trời cách mái nhà không quá 30cm, cách mái hiên 40cm. 

Chú ý 04: Hãy thực hiện theo các hướng dẫn được đi kèm sản phẩm, thiết bị, hệ thống đường ray của nhà sản xuất.

Chú ý 05: Cần cố định chắc chắn các tấm pin không được để trượt khỏi mái nhà vì mỗi tấm pin có khối lượng tương đối nặng, dễ gây tai nạn nếu lắp đặt không chắc chắn.

Chú ý 06: Đảm bảo các dây dẫn cần được cách điện và chống thấm. Để tránh điện giật ta cũng cần kết nối dây tiếp đất.

Chú ý 07: Khi đi dây xuyên tường ta cần sử dụng ống luồn dây điện để bảo vệ chống điện giật và đoản mạch. Đối với hệ thống dây ngoài trời cần dùng ống dẫn PV ngoài dây dẫn, sử dụng phụ kiện chống nước hoặc dùng ống bịt kín để ngăn nước xâm nhập.

Chú ý 08: Ta nên làm thêm một công tắc phụ nhỏ bên cách hộp điều khiển chính để có thể đóng ngắt mạch điện dễ dàng và thuận tiện khi cần gấp. Đây là một trong những quy tắc an toàn phổ biến và thường đường yêu cầu khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời.

Chú ý 09: Cầu dao được sử dụng cho nguồn cấp năng lượng mặt trời không được vượt quá 20% khả năng chịu tải của cầu dao AC

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Notify of
guest
2 Comments
oldest
newest most voted
Inline Feedbacks
View all comments
Mạnh Thái
Mạnh Thái
8 Các tháng Trước

Mình xin báo giá hệ thống điện năng lượng mặt trời 5kw có lưu trữ

chienthang
Quản trị viên
Reply to  Mạnh Thái
7 Các tháng Trước

ANh vui lòng để lại sdt bên em liên hệ ạ

6
0
Muốn nói lên suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x