Watt-peak (WP) – KiloWatt-peak (KWP) là gì và ý nghĩa của kWP trong điện mặt trời
Trong những năm trở lại đây, nước ta đang quan tâm tới đầu tư cho việc nghiên cứu, khai thác sử dụng và ứng dụng cho các công nghệ năng lượng mặt trời. Liên quan tới lĩnh vực đó, hiện có nhiều người thắc mắc về khái niệm, thuật ngữ “Watt-peak (WP) – KiloWatt-peak (KWP) là gì? Ý nghĩa của kWP như nào?,….” Để giải đáp thắc mắc này cũng như tìm hiểu những thông tin hữu ích khác, mời quý độc giả cùng chúng tôi theo dõi bài viết này nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Watt-peak (WP) – KiloWatt-peak (KWP) là gì?
Trước hết, ta cần hiểu Watt-peak là gì? Watt-peak (WP) là đơn vị dùng để đo năng lượng điện sinh ra tối đa có thể được cung cấp bởi một tấm pin năng lượng mặt trời ở điều kiện tối ưu về nhiệt độ cũng như là ánh nắng tiêu chuẩn. Hay nói một cách dễ hiểu, công suất suất tối đa là công suất danh nghĩa bởi chưa tính đến hao phí công suất của thiết bị. Cụ thể, WP là lượng điện tạo ra trong một đơn vị thời gian ở trong điều kiện sau:
- Ánh nắng mặt trời là 1000 watt/m2
- Nhiệt độ môi trường: 25 độ C
- Bầu trời quang đãng như khoảng giữa trưa
- Đối với cùng một diện tích bề mặt, lượng WP càng cao thì tấm pin sẽ càng hiệu quả.
Bên cạnh đó, ta còn thường bắt gặp thuật ngữ Kilowatt-peak (kWP) có nghĩa là Kilowatt tối đa. Hiểu đơn giản kWP là mức công suất tối đa của một bảng pin hay một hệ thống đèn năng lượng mặt trời. Ta quy đổi đơn vị công suất đỉnh như sau: 1 kilowatt (kWP) = 1.000 Watt-peak (WP)
Ý nghĩa của kWP trong hệ thống pin năng lượng mặt trời như thế nào?
Như các bạn đã biết, Việt Nam thuộc khí hậu nhiệt đới nên thời tiết nắng nóng là rất lớn, nhất là các tỉnh miền Trung và Nam Trung Bộ. Bởi vậy, nhu cầu lắp đặt điện mặt trời ngày càng trở nên phổ biến trên toàn quốc và đặc biệt tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Chi tiết kwp đã được gpsolar viết rất kỹ : KWP là gì? Ý nghĩa KWP trong điện mặt trời – đã được GPsolar các bạn có thể tham khảo.
Khi lắp đặt hệ thống, việc xác định đúng chỉ số kWP đáp ứng nhu cầu, khách hàng sẽ tránh khỏi tình trạng lượng điện tạo ra từ pin không đủ cung cấp cho việc sử dụng hay lượng điện tạo ra quá dư thừa dẫn đến lãng phí. Chỉ số kWP phù hợp sẽ giúp sự chọn lựa loại pin năng lượng mặt trời và cách lắp đặt tối ưu với thời tiết, diện tích không gian,…
Ví dụ, khi các tấm pin năng lượng chuyển bức xạ Mặt Trời thành năng lượng điện có đơn vị đo là kWh. Giả sử, công suất cực đại của tấm pin (PV) là 270kWP và tấm pin hoạt động với công suất tối đa thì trong một giờ sẽ tạo ra 270kWh. Về bản chất, tấm pin chỉ tạo được 50% công suất trên tấm pin, có nghĩa là 1 tấm pin 100WP có công suất thực tế khoảng 50W. Trong 8h nắng thì tấm pin sẽ sản xuất khoảng 400Wh điện.
Phương pháp tính Kwh điện được tạo ra của hệ thống pin mặt trời 1kWp
Ta có công thức tính Kwh điện = Số kWP x số giờ nắng/ ngày
Ví dụ: Một ngày nắng 5h thì 1kWP x 5h = 5kWh. Với ý nghĩa là trung bình 1kWP tạo ra khoảng 5kWh điện/ngày, từ đó một tháng hệ thống pin năng lượng mặt trời 1kWP tạo được 150kWh điện. Tương tự, gói 5kWP x 5 = 25kWP sẽ tạo ra 750 số điện/ tháng.
Mặc dù vậy, để đạt được hiệu suất nhiều hay ít còn phụ thuộc vào thời gian, mùa hay các vùng miền khác nhau mà có sự chênh lệch đáng kể. Thực tế, tấm pin chỉ có thể tạo ra lượng điện khoảng 50% công suất ghi trên tấm pin. Chỉ khi vào thời điểm có nắng lớn và có cường độ khúc xạ cao thì tấm pin mới đạt được công suất cực đại.
1kWP cần bao nhiêu m2?
Bên cạnh câu hỏi Watt-peak (WP) – KiloWatt-peak (kWP) là gì thì “1kWP cần bao nhiêu m2” cũng là thắc mắc của khá nhiều người dùng. Với tấm pin điện mặt trời có công suất 330WP, nghĩa là ánh sáng đạt tới 100W/m2, nhiệt độ môi trường là 25 độ C, tấm điện mặt trời cho ra dòng điện DC có công suất là 330W.
Như vậy, tấm pin năng lượng có diện tích 1m x 2m = 2m² với công suất 330WP. Do đó, để lắp đặt 1kWP thì tốn khoảng 6m² và 3kWP bạn cần diện tích 18m² áp mái là đủ.
Bài viết trên đã chia sẻ tới bạn đọc về Watt-peak (WP) – KiloWatt-peak (KWP) là gì, ý nghĩa của chúng ra sao cũng như những thông tin hữu ích. Nhìn chung, nhu cầu sử dụng hệ thống điện mặt trời của gia đình cũng như doanh nghiệp ngày càng được quan tâm. Để tư vấn kỹ lưỡng và mua được những thiết bị chất lượng, uy tín hãy liên hệ ngay với GP SOLAR nhé!
Nguyễn Văn Dũng (Dung DX) là co founder của GPsolar. Là kỹ sư, kỹ thuật viên, chuyên viên hỗ trợ và lắp đặt các hệ thống điện mặt trời của công ty GPsolar. Dũng đã tham gia vào lĩnh vực năng lượng sạch hơn 8 năm, đã lắp trên 100 dự án hệ thống năng lượng mặt trời lớn nhỏ.