Chỉ số LHS, Halfcut, MBB có ý nghĩa gì trong pin mặt trời
Những tấm pin mặt trời hiện nay đang được update mỗi ngày với các công nghệ mới đi trước thời đại giúp giảm chi phí, giảm diện tích lắp đặt và tăng hiệu suất lên rất nhiều. Vậy để chọn được một tấm pin mặt trời tốt nhất giúp bạn rút ngắn thời gian hòa vốn thì bạn nên lưu ý đến tất cả các chỉ số như LHS, Halfcut, MBB… Nếu bạn đang hoang mang không biết các chỉ số này thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây của gp solar nhé.
Ngoài quá trình kinh doanh các sản phẩm về pin mặt trời thì GPsolar còn cung cấp thông tin cho khách hàng về sản phẩm, để khách hàng và bạn đọc nắm rõ được các công nghệ mới nhất về sản phẩm pin năng lượng mặt trời hiện nay
GP solar – Cung cấp giá trì tốt nhất cho người dùng
Update công nghệ mới nhất của tấm pin mặt trời
Hiện nay các thiết bị công nghệ nói chung và tấm pin mặt trời nói riêng liên tục được update về các phương pháp hiện đại hơn để nâng cao hiệu suất cũng như chất lượng sản phẩm. Và nếu bạn đang muốn chọn cho mình tấm pin mặt trời chất nhất thì nên tìm hiểu về các thuật ngữ dưới đây nhé.
- Các công nghệ của pin mặt trời trước đấy GPsolar đã gửi, mời độc giả xem tại bài viết: Thông số tấm pin năng lượng mặt trời
LHS – Light Harvesting Strings (Đường hàn không làm cản hấp thụ quang năng trên tấm pin)
LHS là gì?. GPsolar xin giải thích như sau thuật ngữ khá mới nhưng được chú ý rất nhiều thời gian gần đây. Đây là thuật ngữ chỉ đường hàm không làm cản hấp thụ quang năng của tấm pin mặt trời. Đối với các thiết bị pin năng lượng cũ sử dụng đường hàn tiêu chuẩn thông thường đôi khi sẽ chặn đi các tia bức xạ của ánh sáng mặt trời do đường che phủ mất khu vực cell hấp thụ năng lượng. Việc này làm giảm hiệu suất của tấm pin một cách đáng kể.
Với việc ứng dụng công nghệ LHS sẽ giúp các đường hàn không ảnh hưởng đến quá trình cản trở hấp thu năng lượng nữa. Các đường hàn này có cấu trúc hình ống hoặc hình tam giác giúp dẫn hiệu ứng phản chiếu ánh sáng hiệu quả. Công nghệ này giúp lấy lại đến hơn 80% bức xạ ánh sáng bị chặn và tăng hiệu quả hấp thu của tấm pin lên hơn 3% so với thông thường.
Half-cut cells là gì (Cell pin quang điện được cắt làm đôi và ghép lại trên tấm pin)
Half-cut cells là công nghệ cắt đôi các cell pin mặt trời và ghép lại trên tấm pin. Bạn có thể hiểu như sau: Đối với một tấm pin mặt trời thông thường sẽ có 60 đến 72 cell còn khi cắt đôi số cell này thì tấm pin mặt trời sẽ có 120 hoặc 144 cell. Các cell pin mặt trời thường được mắc nối tiếp với nhau nên khi một cell bị che bóng sẽ khiến tấm pin suy giảm công suất.
Thông thường chúng ta mắc nối tiếp cell của pin mặt trời thành 3 dãy và sử dụng 3 diode để tách cell bị che bóng đi thì các dãy cell còn lại sẽ không bị ảnh hưởng và tấm pin bị giảm công suất 1/3. Tuy nhiên đối với các tấm pin mặt trời Halfcut cell thì các cell bị cắt đôi nên tổng số cell của mỗi tấm pin sẽ là 120 hoặc 144 cell. Khi kết nối lại chúng ta có được 6 dãy cell nên nếu 1 cell bị che bóng thì hiệu suất của tấm pin chỉ giảm xuống 1/6 mà thôi.
Kích thước cell giảm đi 1 nửa nên cũng giúp giảm đi đáng kể việc bị che bóng bởi các yếu tố bên ngoài. Ngoài ra tấm pin mặt trời Halfcut cell còn mang đến hiệu quả giảm tổn thất điện trở của pin mặt trời cực tốt. Cụ thể công nghệ này mang đến các tính năng ưu việt như sau:
- Giảm nội trở từ đó giúp giảm tổn thất điện năng.
- Tăng sản lượng điện thu về trên cùng một diện tích lắp đặt.
- Tăng công suất tấm pin từ 1.5 đến 2.5% đối với mỗi tấm pin mặt trời.
- Giảm dòng điện trên mỗi chuỗi cell nối tiếp và giảm nhiệt độ hoạt động của tấm pin.
- Giảm suy hao hiệu suất bởi bóng che.
MBB – Multi-busbar (Đa đường hàn trên tấm pin)
MBB chính là thuật ngữ chúng ta thấy nhiều nhất trong các tấm pin mặt trời hiện nay. MBB – Multi-busbar có nghĩa là đa đường hàn trên một tấm pin mặt trời. Hiện nay các tấm pin được trang bị từ 9, 12 hay đến 16 đường hàn thay vì 4, 5 đường hàn như trước đây.
Các đường hàn có chức năng dẫn điện từ các cell pin mặt trời về hộp kết nối. Tuy nhiên nếu gặp hiệu ứng bóng che thì sẽ tạo ra sự tắc nghẽn đường truyền do hiện tượng điểm nóng và làm giảm công suất trên tấm pin.
Vì vậy ở các tấm pin MBB được trang bị thêm nhiều đường hàn hơn, từ đó giúp hạn chế được rất nhiều việc sụt giảm công suất ở các tấm pin mặt trời do ảnh hưởng của bóng che. Từ đó giúp nâng cao hiệu suất, công suất của tấm pin lên một cách đáng kể.
Ưu điểm của MBB – Multi-busbar (Đa đường hàn trên tấm pin) cụ thể như sau:
- Tăng hiệu suất hoạt động của tấm pin.
- Tăng tổng tiết diện dẫn điện của busbar trên tấm pin.
- Thiết kế dây hàn phản xạ cao giúp tăng khả năng hấp thụ quang năng.
- Tăng độ bền tấm pin và hạn chế được hiện tượng nứt (micro crack) cell pin.
Nên lựa chọn tấm pin mặt trời có đủ các công nghệ LHS, Half Cell và MBB
Bạn có biết sản lượng điện của một tấm pin mặt trời phụ thuộc rất nhiều vào các cell pin mặt trời. Vì vậy việc áp dụng các công nghệ mới để nâng cấp cell pin cũng như chất lượng cell pin mặt trời được tối ưu hàng đầu hiện nay.
Tất cả các công nghệ LHS, Half Cell và MBB đều được áp dụng trên cell pin từ đó giúp giảm chi phí đầu tư và song song đó nâng công suất và hiệu suất sản phẩm lên rất nhiều. Các tấm pin mặt trời áp dụng các công nghệ mới này có mức giá bán không quá chênh lệch với các sản phẩm cũ vì vậy lựa chọn một tấm pin mặt trời hội tụ đủ các công nghệ trên nghĩa là bạn có sự lựa chọn tuyệt vời giúp hệ thống điện mặt trời nhà bạn thu hồi vốn sớm hơn dự kiến rất nhiều đấy.
Tham khảo thêm:
Tính toán công suất hệ thống Điện từ Pin năng lượng mặt trời
Nguyễn Văn Dũng (Dung DX) là co founder của GPsolar. Là kỹ sư, kỹ thuật viên, chuyên viên hỗ trợ và lắp đặt các hệ thống điện mặt trời của công ty GPsolar. Dũng đã tham gia vào lĩnh vực năng lượng sạch hơn 8 năm, đã lắp trên 100 dự án hệ thống năng lượng mặt trời lớn nhỏ.